Nguyên nhân ups santak bị hỏng?

By Boluudien | 17 Tháng Tư, 2018

Tại sao ups santak bị hỏng? Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp trong quá trình sử dụng.

1. Nguyên nhân ups santak bị hỏng

 12 1 

Thường thì, các sản phẩm bộ lưu điện ups nói chung, bộ lưu điện ups santak nói riêng bị hỏng do được vận hành không đúng với các quy định mà nhà sản xuất đưa ra. Cụ thể như sau:

+ Thứ nhất, ups được bảo quản, lắp đặt và vận hành trong môi trường không đủ thoáng mát, có nhiều bụi bẩn, gần thiết bị tỏa nhiệt, gần nguồn hóa chất độc hại, vv.

+ Thứ hai, bộ lưu điện ups santak bị  hỏng do đấu nối sai nguồn điện, sai điện áp, công suất thiết kế nhỏ hơn tổng công suất của các thiết bị tải.

+ Thứ ba, trong quá trình sử dụng, người dùng đã thực hiện các thao tác tháo mở sản phẩm, thay đổi lại cấu trúc thiết kế, thay đổi công năng hoặc thay thế các linh kiện, thiết bị không tương ứng, không đảm bảo chất lượng.

+ Thứ tư, không bảo dưỡng và nạp xả ắc quy theo hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Thứ năm, bộ lưu điện ups bị hỏng do xảy ra va đập mạnh

+ Thứ sáu, bộ lưu điện ups bị hỏng do tác động của các yếu tố tự nhiên, thời tiết như mưa ẩm, sét đánh…

+ Thứ bảy, sau một thời gian dài sử dụng ups cũng thường xuyên gặp vấn đề hơn so với lúc mới đầu.

Đó là bảy nguyên nhân chính làm cho ups santak bi hong. Vậy các lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng là gì?

2. Các lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng bộ lưu điện santak

9 4

Trong quá trình sử dụng bộ lưu điện, người dùng có thể gặp phải rất nhiều lỗi khác nhau, nhưng đây là 2 lỗi chính thường gặp nhất:

– Một là, hỏng ắc quy

+ Nguyên nhân: Ắc quy trong UPS bị hỏng thường là do đã hết thời hạn sử dụng (tức là đã đạt số lần nạp xả tối đa) hoặc do không được sử dụng, nạp điện trong thời gian dài; do lắp đặt trong môi trường có nhiệt độ cao, có hóa chất ăn mòn; do sử dụng dòng điện không tương ứng với dung lượng của ắc quy.

+ Biểu hiện: Khi có dấu hiệu hỏng ắc quy, bộ lưu điện thường phát ra tiếng kêu tít tít hoặc bật không lên nguồn, hoặc sạc không vào điện…

+ Cách khắc phục: sử dụng dịch vụ sửa chữa UPS của đơn vị cung cấp (trong trường hợp thời gian sử dụng ắc quy chưa quá 2 năm) hoặc thay mới ắc quy.

– Hai là, hỏng bo mạch

+ Nguyên nhân: Bo mạch của bộ lưu điện ups santak thường bị hỏng do bị sử dụng quá công suất trong thời gian dài; do bị bụi bặm bám quá nhiều; do côn trùng cắn hay do môi trường lắp đặt không đảm bảo, có nhiều hơi nước và hóa chất ăn mòn.

+ Biểu hiện: Khi bị hỏng bo mạch, bộ lưu điện UPS santak thường phát ra tiếng kêu liên tục, kèm theo đó là đèn LED đỏ sáng hoặc LCD báo lỗi. Ngoài ra ups cắm không vào điện hoặc cắm có vào điện nhưng phát tiếng kêu, bật nguồn có lên nhưng tắt luôn cũng là dấu hiệu cho thấy bo mạch đang bị lỗi.

+ Cách khắc phục: Sửa lại hoặc thay thế nguyên bo mạch

Trên đây là nguyên nhân và các lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng bộ lưu điện ups santak. Nếu các bạn gặp phải bất kì vấn đề nào cần hỗ trợ, tư vấn hãy liên hệ tới số hotline: 0968 392 293 hoặc truy cập trực tiếp website:http://boluudiennhapkhau.com.vn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm dịch vụ Sửa chữa UPS của chúng tôi.

tag